Hải sản là thực phẩm góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, loại thực phẩm này cũng ẩn chứa một số nguy hiểm nhất định đối với cơ thể. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu việc thường xuyên ăn quá nhiều hải sản có ảnh hưởng hệ tiêu hóa không?
Hải sản chứa nhiều đạm và các chất dinh dưỡng, giàu vitamin đặc biệt biệt là vitamin nhóm B và khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, đồng, kali.... Loại thực phẩm này rất ít chất béo no nhưng lại chứa axit béo không no omega-3 là chất béo thiết yếu cho cơ thể.
Tuy nhiên, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết việc ăn nhiều hải sản cũng tiềm ẩn một số nguy cơ với sức khỏe, bởi rất dễ gây ra rối loạn tiêu hóa được xuất phát chủ yếu từ 3 nguyên nhân sau:
Hầu hết các loại hải sản đều có chứa một loại vi khuẩn vibrio para haemolyticus có thể gây tiêu chảy. Loại vi khuẩn này sẽ phát triển nhanh hơn khi hải sản được bắt lên bờ.
Đặc biệt, khi hải sản được đông lạnh hoặc phơi khô vi khuẩn này lại càng phát triển mạnh hơn, chúng sản sinh ra Histamin - một chất độc được sinh ra tring quá hải sản chết. Loại chất này không phân hủy được khi thức ăn được nấu chín ở nhiệt độ cao. Khi vào cơ thể người sẽ được hấp thu nhanh vào trong máu và gây ngộ độc ở người.
Hệ tiêu hóa có bị ảnh hưởng khi ăn hải sản tươi sống?
Các bác sĩ cho biết, chúng ta thường bị ngộ độc ăn uống trong những ngày hè chủ yếu là do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn. Trong đó, thường gặp ở những loại thực phẩm nhiều đạm, dầu mỡ hay các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như hải sản, thịt, cá,…
Những loại thực phẩm này khi ăn sống, ăn tái hoặc ăn khi chưa được nấu chín sẽ rất dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều người có thói quen ăn món hàu, gỏi cá, tôm bóc vỏ vắt chanh ăn sống để tẩm bổ. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo đây là một thói quen ăn uống không nên có. Bởi hiện nay vẫn chưa có một cơ sở khoa học nào khẳng định việc ăn sống các loại thủy hải sản sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn khi nấu chín.
Hơn nữa, bên trong các loại thủy hải sản còn sống thường có chứa rất nhiều các vi khuẩn ký sinh đường ruột, sán,…Do đó, việc ăn các loại thủy hải sản sống, ăn gỏi là rất nguy hiểm, vì bạn có thể bị nhiễm ký sinh trùng, giun sán từ nguồn thực phẩm sống này.
Theo các bác sĩ, việc ăn các loại gỏi chưa qua chế biến cùng các loại lá, rau sống đồng nghĩa với việc đưa vào cơ thể các loại ấu trùng, sán lá gan còn sống lên đến 95%. Cua nướng đến vàng vỏ, nhưng sán lá phổi vẫn còn tồn tại 65% hoặc khi đã nướng cháy vỏ thì ấu trùng vẫn còn khoảng 23,3%.
Không nên ăn hải sản sống, ăn tái hoặc nấu chưa chín
Đa phần các loại hải sản đều chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là đạm. Vì vậy nếu chúng ta ăn quá nhiều hải sản sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy. Nguyên nhân là do hệ vi sinh vật đường ruột bị gây sức ép, các lợi khuẩn không tiết đủ enzym để tiêu hóa và hấp thu hết các chất đạm.
Chính vì thế, các bác sĩ khuyên rằng chỉ nên ăn hải sản với một lượng vừa phải và nấu chín kỹ càng, không nên nghe theo những lời đồn đoán bên ngoài mà ăn hải sản tươi sống sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý khác, nhất là bệnh trĩ và các bệnh hậu môn trực tràng.
Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa trĩ để được thăm khám kịp thời, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra những cách chữa bệnh trĩ hiệu quả giúp bạn có thể thoát khỏi bệnh nhanh chóng.
- Không ăn hải sản đã chết: Với những hải sản có vỏ như ngao, sò huyết, hàu, tu hài, ốc… bởi rất dễ bị dị ứng, vi khuẩn khi vào cơ thể sản sinh chất độc, có thể bị oxy hóa.
- Không nên uống nhiều bia cùng hải sản: Tôm, cua, ghẹ và các loại hải sản khác khi uống cùng bia dễ làm tăng hàm lượng acid uric - nguyên nhân gây bệnh gout, bệnh sỏi thận...
- Không ăn gỏi từ hải sản: Nếu muốn ăn gỏi hải thì cá hải sản cần phải được chế biến kỹ để tiêu diệt hết các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
- Không ăn hải sản cùng trái cây: Các loại hải sản thường rất giàu protein và canxi, trong khi các loại trái cây chứa nhiều tannin, nên nếu ăn cùng lúc 2 loại này không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi của cơ thể, mà còn gây ra đau bụng, buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng khác.
Nên ăn thực phẩm nấu chín để đảm bảo sức khỏe
- Không uống trà sau khi ăn hải sản: Vì trong trà cũng chứa nhiều tannin.
- Không luộc,hấp hải sản đông lạnh: Những loại hải sản để lâu trong ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp. Bởi sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… việc chế biến ở nhiệt độ cao sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe hơn.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu về vấn đề thường xuyên ăn quá nhiều hải sản có ảnh hưởng hệ tiêu hóa không. Nếu có những thắc mắc liên quan đến nguyên nhân của bệnh trĩ hay các vấn đề khác hãy nhấp chuột vào khung chat bên dưới hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn tốt nhất.