Thảo quả không chỉ là gia vị trong nhiều món mà còn là vị thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa vô cùng hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của thảo quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đường tiêu hóa qua bài viết dưới đây.
Cây thảo quả thuộc họ gừng, thân thảo, chiều cao trung bình từ 2 – 3m, thân rễ mọc ngang. Cây thảo quả có hoa màu đỏ nhạt, mọc ở gốc. Quả khi chín có màu nâu. Đây là loại cây thường mọc hoang.
Lợi ích của thảo quả đối với tiêu hóa là gì?
Ngoài ra, thảo quả được ví là “nữ hoàng” của các loại gia vị, được dùng để chế biến món ăn, làm bánh kẹo hoặc được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê bởi hương vị độc đáo và thơm ngon mà nó mang lại.
Các chuyên gia sức khỏe tại Phòng Khám Hoàn Cầu, trong thảo quả có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất phong phú như Carbohydrate; Protein; chất xơ; vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin; các loại khoáng chất gồm có phốt pho, sắt, đồng, mage, canxi, mangan, kẽm và tinh dầu (dầu dễ bay hơi)…
Thảo quả có trị bệnh về đường tiêu hóa được không? Trong dân gian, thảo quả thường được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, bụng trướng đau, ho, sốt, tiêu chảy…
Chuẩn bị 6g thảo quả nướng, 10g hậu phác, 10 g hoắc hương, thanh bì, bán hạ, thần khúc, cao lương khương mỗi vị 6g, đinh hương, cam thảo, mỗi vị 4g; sinh khương, đại táo 10g.
Đem tất cả các vị thuốc này sắc cùng với nước trên lửa nhỏ, uống mỗi ngày 1 thang. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày để đạt được hiệu quả mong muốn.
Bạn cần có 6g thảo quả nướng, thương truật, hậu phác, trần bì, sinh khương, mỗi vị 10g; 4g cam thảo, 3 quả đại táo.
Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang. Dùng 3 – 5 ngày sẽ thấy công hiệu. Ngoài ra, việc dùng chuối xanh có thể cải thiện chức năng tiêu hóa mà bạn cũng có thể áp dụng để tránh các vấn đề về tiêu hóa.
Thảo quả có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa
Chúng ta đều biết tiêu hóa kém có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề ở hậu môn trực tràng, đây cũng là nguyên nhân của bệnh trĩ nội, trĩ ngoại mà bạn không nên lơ là. Do đó, khi có những dấu hiệu bệnh trĩ, tốt nhất hãy đến các phòng khám chuyên khoa trĩ để được thăm khám kịp thời.
Để điều trị tiêu chảy phân sống ở trẻ em bạn cần sử dụng 5g thảo quả, 3g gừng tươi, 30g gạo tẻ, gia vị vừa đủ.
Đầu tiên cho thảo quả, gừng tươi cho vào nồi nước, đun sôi kỹ sau đó chắt lấy nước, bỏ bã. Tiếp theo, gạo xay nhỏ cho vào nồi ninh với nước thành cháo, thêm gia vị vừa ăn. Ăn cháo thảo quả gừng tươi ngày 2 lần vào lúc đói. Dùng liên tục từ 2 – 3 ngày.
Với những người kén ăn, thường trướng bụng thì có thể dùng 6g thảo quả nướng chín, thương truật, hậu phác, trần bì, sinh khương mỗi vị 12g, 3 quả đại táo, 4g cam thảo.
Đem các vị thuốc trên đem sắc thành nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang và dùng 3 – 5 ngày.
Chữa kén ăn, bụng trướng đầy hiệu quả
Chuẩn bị 1 con gà trống khoảng 1kg, 6g thảo quả 6g, 6g riềng, 3g trần bì, 3g hồ tiêu.
Cách thực hiện như sau: Gà làm sạch, chặt miếng nhỏ; các vị thuốc cho vào túi vải xô, để vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm trên lửa nhỏ cho tới khi nhừ, chia 2 – 3 lần, ăn trong ngày. Ăn khoảng 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Để chữa hôi miệng bạn hãy giã dập thảo quả, dùng ngậm và nuốt dần. Ngậm thảo quả thường xuyên sẽ giúp giảm hôi miệng rất hiệu quả.
Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu về những công dụng của thảo quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đường tiêu hóa, hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp được cho người bệnh. Mọi thắc mắc liên quan hãy nhấp chuột vào khung chat bên dưới hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn tốt hơn.