• logo
  • logo
    • Khám bệnh từ 8h00 đến 20h00 tất cả các ngày

Có Nên Tự Chữa Bệnh Trĩ Không Thưa PGS TS DS Nguyễn Hữu Đức


Lần Xem: 801

  Thời gian vừa qua có rất nhiều câu hỏi xoay quanh về vấn đề bệnh trĩ, trong đó nổi trội nhất là thắc mắc của một trường hợp bệnh bị trĩ nội độ 3 nhưng không có điều kiện chữa bệnh và gửi câu hỏi Có nên tự chữa bệnh trĩ không thưa PGS TS DS Nguyễn Hữu Đức? Dưới đây là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp, xin được chia sẻ ngay sau đây.

Có nên tự chữa bệnh trĩ tại nhà hay không?

  Trĩ là bệnh được hình thành do sự giãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn lâu ngày sẽ hình thành nên búi trĩ.

  Những nguyên nhân của bệnh trĩ có rất nhiều, song vẫn thường thấy nhất là do táo bón kinh niên, ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, uống ít nước…

Có nên tự chữa bệnh trĩ tại nhà?

Có nên tự chữa bệnh trĩ tại nhà?

  Với câu hỏi có nên tự điều trị bệnh trĩ tại nhà không? Thì chúng tôi xin được trả lời là tuyệt đối không nên. Bởi việc điều trị sai phương pháp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

  Bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ cơ bản và mỗi cấp độ bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

  + Cấp độ 1 và 2

  Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 được xem là đang ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ hay gặp phải các triệu chứng như: Đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.

  Trong trường hợp bị trĩ nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc để trị. Có 2 loại thuốc dùng trị trĩ: Loại thuốc viên dùng uống và thuốc mỡ dùng bôi hoặc thuốc đạn đặt vào trong hậu môn đều có tác dụng tại chỗ giúp làm giảm sưng, viêm và hạn chế những đau đớn do bệnh gây ra.

  Thuốc uống trị trĩ thường chứa các dược chất có tác dụng làm bền chắc thành tĩnh mạch như rutin (vitamin P) hay các chất trích từ dược thảo gọi tên chung là flavonoid. Do tác động đến tĩnh mạch nên các thuốc uống trị trĩ còn dùng trị chứng suy giãn tĩnh mạch (tê chân, nổi gân xanh) như Daflon, Ginkgo Fort, Flebosmil, Hesmin…

  Ngoài dùng thuốc uống tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc trị táo bón… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc, cần kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

Bệnh trĩ cấp độ nhẹ có thể dùng thuốc để điều trị

Bệnh trĩ cấp độ nhẹ có thể dùng thuốc để điều trị

  Ngoài ra còn có những loại thuốc cho tác dụng tại chỗ, thường dùng các chất bôi trơn, các chất làm mềm và dịu da thuốc tê, để giảm đau, chất bổ dưỡng làm tổn thương mau lành. Khi không có nhiễm khuẩn, có thể kết hợp dùng thêm thuốc bôi chống viêm corticosteroid, thuốc bôi kết hợp này chỉ dùng trong thời gian ngắn.

  + Cấp độ 3 và 4

  Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4 được xem là nặng, búi trĩ bên trong sẽ bị sa ra ngoài hậu môn gây nghẹt hay tắc mạch gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ lòi ra bên ngoài, tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

  Đây là giai đoạn nặng của bệnh trĩ nên việc dùng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả, lúc này người bệnh phải dùng đến các phương pháp ngoại khoa như cắt, đốt, mổ trĩ, thắt búi trĩ… mới mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

  Trường hợp của bệnh nhân bị trĩ độ 3, tức là bạn có thể bị trĩ loại nặng, lúc đầu có thể bị trĩ nội nhưng sau đó búi trĩ sa ra ngoài trông như trĩ ngoại. Bạn cần nên nhanh chóng đến ngay các phòng khám chuyên khoa trĩ để được thăm khám và có được cách chữa bệnh trĩ hiệu quả.

♦ Những vấn đề cần lưu ý khi điều trị bệnh trĩ

  Để điều trị tốt bệnh trĩ cần có sự thăm khám, chẩn đoán và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, khi bệnh ở giai đoạn nặng người bệnh cần phải thực hiện các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa.

  Biến chứng thường thấy ở bệnh trĩ là chảy máu hậu môn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ở đại tràng, trực tràng, thậm chí có bệnh nguy hiểm là ung thư trực tràng. Vì thế, người bệnh cần đi thăm khám, soi để xác định bệnh chính xác và để bác sĩ cho hướng điều trị đúng.

  Theo PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức tuyệt đối không nên tự điều trị trĩ khi không biết tình trạng bệnh như thế nào, cũng như không nên tìm đến những cơ sở khám chữa bệnh không có phép của ngành y tế để tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không biết khám chữa bệnh ở đâu hãy đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được khám chữa bệnh nhanh chóng, hiệu quả.

Đa Khoa Hoàn Cầu địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín, chất lượng

Đa Khoa Hoàn Cầu địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín, chất lượng

  Bạn cũng có thể phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách tăng cường vận động, tập thể dục thể thao cùng với chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thói quen đi đại tiện hằng ngày để tránh táo bón và ngăn ngừa trĩ.

  Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc có nên tự chữa bệnh trĩ không thưa PGS TS DS Ngyễn Hữu Đức mà chúng tôi vừa tổng hợp được. Nếu có những thắc mắc liên quan đến việc tìm phòng khám chuyên khoa trĩ hay các vấn đề về bệnh trĩ hãy nhấp vào khung chat bên dưới hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn ngay.

  Nguồn: http://nld.com.vn/suc-khoe/benh-tri-khong-nen-tu-chua-2017091409471134.htm