Tuy chỉ loại cây mọc hoang dại và có hình thù khá lạ nhưng cây cối lại lại có nhiều tác dụng chữa nhiều bệnh lý, trong đó người người thử sử dụng cây cối xay chữa bệnh trĩ. Vậy cây cối xay có tác dụng như thế nào trong việc hỗ trợ điều trị trĩ?
Cây cối xay hay còn được gọi bằng tên khác là đằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo có tên khoa học là Ahutilon indicum G. Don. Cây thuộc thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1- 2m, tất cả các bộ phận đều có lông mềm. Lá mọc so le, có hình tim, mép lá có khía răng, hoa vàng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả gồm 20 lá noãn dính nhau trong như cái cối xay. Mỗi lá noãn chứa 3 hạt hình thận, nhẵn màu đen nhạt.
Theo Đông y, cây cối xay có tính bình, vị hơi ngọt, tác dụng tán phong, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu đờm,...Các bộ phận của cây như: thân, cành, lá, hoa, quả đều có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Cây cối xay có chữa được bệnh trĩ không?
Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, các nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh trong cây cối xây chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Cụ thể là cây chứa tinh dầu với các thành phần cineol, geranyl, alemen,...Hạt chứa raffinose, 1.6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic,...Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin,...
Cây cối xây được xem là một trong những cách chữa bệnh trĩ hiệu quả mà người xưa thường áp dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị 200g cây cối xay đã phơi khô, đem sắc đặc lấy còn khoảng 1 bát nước rồi để uống sau các bữa ăn. Phần bã còn lại đun nóng để xông và rửa hậu môn. Tốt nhất nên xông rửa 5 6 lần.
Phương pháp này khá đơn giản và nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp làm giảm được các dấu hiệu bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy, ẩm ướt hậu môn,...Những người đã từng bị bệnh trĩ cũng có thể dùng theo cách này để phòng ngừa bệnh tái phát.
Cây cối xay giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ
Chữa cảm sốt, nhức đầu bằng cây cối xây, bạn cần có chỉ thiên mỗi loại 20g, bạc hà 10g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 lát sắc cùng với nước và uống. Hãy uống nên uống trước bữa ăn và thực hiện trong khoảng từ 3 - 5 lần để đạt được hiệu quả tốt.
Dùng lá, thân cây cối xay (30g), nhân trần (30g) sắc lấy nước uống thay cho trà để giúp chữa bệnh vàng da do bệnh gan gây ra. Bài thuốc này không quá phức tạp và cũng không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh trong một thời gian mới mang lại hiệu quả.
Dùng cây cối xay chữa sỏi thận cũng được nhiều người áp dụng vì mang lại nhiều hiệu quả nhanh chóng. Với bài thuốc này, bạn chỉ cần lấy một số bộ phận của cây cối xay như hoa, lá và quả đem rửa sạch rồi phơi khô. Mỗi ngày chỉ sử dụng một lượng các thành phần trên sắc uống hàng ngày. Có thể uống thay nước lọc nhưng không nên uống quá 2 lít/ ngày.
Muốn chữa tiểu bí tiểu buốt bạn cần dùng 30g cây cối xay, 20g rễ tranh, 20g bông mã đề,12 g rau má, 12g râu bắp, 9g cỏ màn trầu, nấu với 650 ml nước. Sắc còn 250 ml rồi chia thành 2 lần uống, uống trước bữa ăn để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Đối với những người bị mụn nhọt có thể dùng 1 quả cối xay (cả hạt) nghiền bột, hãm với nước sôi để uống. Hoặc dùng lá cối xay tươi với một ít mật ong hoặc đường đỏ giã đắp vào chỗ đau.
Đau xương khớp là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. Để giảm triệu chứng này hãy dùng lá cối xay khô (5g), rễ cây xấu hổ (5g), rau muống biển (3g), rễ cỏ xước (3g), lá lạc tiên (3g) , lá lốt (3g). Tất cả đem thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó hãm lấy nước uống thay trà. Dùng liên tục 1 tháng sẽ thấy bệnh được cải thiện.
Dùng cây cối xay (60g) và thịt lợn có thể làm giảm chứng ù tai, điếc. Bạn chỉ cần dùng 2 nguyên liệu này nấu lên để dùng ăn với cơm. Ngoài ra, bài thuốc này có thể chống chứng lãng tai, bảo vệ đôi tai, giảm chứng nghe kém ở người già,...mà không gây tác dụng phụ.
Cây cối xay còn nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe
Đối với phụ nữ sau sinh khi con thường bị phù thũng thì có thể dùng lá cối xay để cải thiện tình trạng. Cách thực hiện như sau: Lấy 20 - 30g lá cối xay, 12 - 16g ích mẫu nấu với 300 ml nước. Sắc còn 150 ml, chia thành 2 lần và uống trước khi ăn.
Lưu ý: Mặc dù cây cối xay có nhiều công dụng nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng đó là những người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, tiêu chảy hay phụ nữ đang mang thai.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu về cây cối xay có tác dụng như thế nào trong việc hỗ trợ điều trị trĩ. Nếu bạn đang muốn tìm phòng khám chuyên khoa trĩ hay có những thắc mắc liên quan hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp chuột vào khung chat bên dưới hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn tốt hơn.